Vì tranh thêu tay Huế, dở dang đại học

Trần Thị Như Ý là một cô gái Huế, dù rất khát khao có tấm bằng đại học nhưng cô đã từ bỏ giấc mơ này để theo đuổi đam mê là ngành tranh thêu tay truyền thống của quê hương.

Cô cho biết từ nhỏ đã rất khó khăn, sống trong cảnh nghèo khó. Cô phải đi bẻ bắp, phân loại nhôm nhựa trong các vựa ve chai …để kiếm tiền nuôi dưỡng ước mơ vào đại học. Thế nhưng cô chỉ đủ điểm vào Cao Đẳng tài chính kế toán Quảng Ngãi.

Trầni tị như ý tạm gác việc học tập. Để đến với mơ ước của mình
Trần thị như ý tạm gác việc học tập. Để đến với mơ ước của mình

Khi học đại học, cô tiếp tục đi làm thêm và mong muốn có một cái gì đó cho riêng mìn. Cô suy nghĩ nhiều về việc này và quyết định đi bán bánh lọc, bánh bèo – thứ đặc sản Huế quê cô, hơn nữa cố thấy sinh viên ở khu vực này rất đông, có tiềm năng lớn để thành công.
Số vốn 6 triệu đồng được cô gom góp, không đủ để cô trang trải tiền nhà, bàn ghế, chén bát. Thiếu đầu thiếu đuôi, ngay cái nồi để cúng dòng họ cũng đã được cô xin đem lên đây dùng trong việc nấu nướng. Thế rồi “nhà hàng” của cô cũng ra đời, rất đắt khách và có nhiều bạn bè thầy cô hết sức ủng hộ. Với giá của 1 chén bánh bèo là 300 đồng cũng mang cho cô 100.000 đồng tiền thu nhập.
Những ngày đầu tiên mở quán cô bị ám ảnh bởi tôm và bánh, bánh và tôm. May mắn là sau 1 năm cô đã hoàn vốn và có một chút dư dả. Một ngày, cô ngủ 3-4 tiếng, nhưng không vì thế mà việc học trên trường bị ảnh hưởng. Năm nào cô cũng được học bổng của trường.
Ba năm học ở Quảng Ngãi nhanh chóng qua đi, cô thi liên thông và đậu vào trường ĐH kinh tế thành phố HCM. Vừa đi học, cô lại tiếp tục kiếm việc làm thêm. Cô phụ việc trong nhà sách và thấy thị trường văn phòng phẩm rất phát triển và có thể kinh doanh kiếm lời ở đây. Thế là cô lấy hàng ở TPHCM và bỏ sỉ ở quê để tạo công ăn việc làm cho người nhà. Một năm trời như vậy, hàng gửi đi nhưng tiền không về, kết quả là cô phá sản. Bù lỗ 5 triệu và mượn thêm 6,5 triệu trả nợ cho công cuộc khởi nghiệp này.
Những ngày buồn khiến cô chỉ muốn về quê. Những ngày mưa dầm và lụt lội là những ngày cô tận mắt thấy mấy dì mấy chị ở Huế thêu tranh rất đẹp nhưng vẫn nghèo khó. Mùa lụt không phải mùa du lịch nên các phòng tranh đều ế khách. Sản phẩm tranh thêu rất đẹp mà giá rẻ, chỉ khoảng 300.000 – 400.000, ai cũng có thể mua được.
Nghề tranh thêu ở Huế cho thu nhập 1,5 triệu, trong khi đó đi làm trong các tiệm mè xửng lương trên 2 triệu, trong khi đó tranh thêu làm cực hơn nhiều. Lý do đó khiến cho nghề tranh thêu ngày càng mai một. Thợ tranh thêu không còn mặn mà với nghề nữa. Nếu không vì đam mê, hẳn là ai cũng bỏ dở.
Câu hỏi đặt ra với cô là ” “Tại sao mình không giữ gìn, phát triển nghề thêu của ông bà để lại, xây dựng thương hiệu cho tranh thêu tay Huế và đảm bảo cho cuộc sống của người thợ? Tại sao mình không hướng đến dòng tranh cao cấp hơn, thợ của mình rất giỏi nghề mà?”. Cô bắt đầu để ý thực trạng của tranh thêu Huế, tranh thủ học và ôn lại những gì mẹ cô dạy ngày xưa. Quy trình và cách quản lí một sản phẩm chất lượng dần dần được cô hình thành trong đầu.
Trở lại Sài Gòn, khi tìm hiểu thị trường , cô nhận thấy tranh thêu chữ thập du nhập từ Trung Quốc phát triển rất mạnh, đi đâu cũng bày bán. Đủ kiểu mẫu, đủ kích thước, đa dạng chủng loại và giá cả là một thách thức rất lớn cho ý tưởng mang tranh thêu Huế vào Sài Gòn kinh doanh của cô. Khó khăn lớn nhất là cô phải giải thích về công sức để tạo nên một sản phẩm truyền thống nó khó khăn hơn rất nhiều so với loại tranh phổ thông mà hầu như ai cũng có thể thêu kia.
Sự lấn lướt củ thị trường tranh thêu chữ thập nên dù tranh thêu Huế được cô mang vào Sài Gòn rồi mà không biết bán cho ai. Để quảng bá sản phẩm và đưa ra thị trường, cô cũng nghĩ tới việc làm website, nhưng không biết cách đưa thông tin đến với người tiêu dùng.

>>Cách SEO website để đưa thông tin đến với người tiêu dùng.

Bơ vơ lạc lõng trên thương trường, cô tìm đến Internet Marketting và SEO. Tháng 9/2014 cô thành lập công ty và xây dựng sản phẩm của mình với tên là Havina có nghĩa là Happy Việt Nam. Để tạo niềm tin và thu hút khách hàng, cô tận dụng phát triển thương hiệu của mình qua các fancepage, website, những chính sách bảo hành và giao hàng miễn phí trên toàn quốc. Truyền miệng cũng là một hình thức được cô áp dụng. Hợp đồng đầy tiên của cô là một doanh nghiệp Đà Lạt, cô quyết định làm không lợi nhuận để trước hết tạo điều kiện việc làm cho những người thợ của mình

Công ty lúc đầu có 3 thợ là cô, và dì trong gia đình, đến nay đã lên đến 50 người cùng một phòng tranh nhỏ ở Sài Gòn, một xưởng thêu của chính cô ở Huế. Tầng lớp trẻ muốn gắn bó với nghề cũng được cô đào tạo để thay thế lớp người đi trước trong thời gian tới.
Sản phẩm trong nước đã có một chút chỗ đứng, cô còn ký được hợp đồng với người nước ngoài như yêu cầu thêu tranh hoa của người Nhật, tranh nữ hoàng Eliazbeth II, chân dung cô gái với chiếc khuyên tai của người Anh. Cô cũng tiết lộ sắp tới sẽ kí hợp đồng với 1 công ty Nhật để nhận thêu họa tiết mẫu hoa văn quần áo thời trang số lượng lớn.
Say sưa với công việc cùng những kế hoạch mới, cô nhận được thông báo nộp khóa luận của trường cho kì thi tốt nghiệp. Với thời gian chưa đầy 1 tháng, cô đã đắn đo tìm hướng giải quyết. Dù lúc đó cô rất tiếc và buồn bã nhưng vì công việc, vì những người thợ của mình, cô quyết định tạm dừng việc học. Dù rằng giấc mơ ấy vẫn cháy bỏng trong cô, và cô tự hứa trong tương lai sẽ quay trở lại với ước mơ của mình.

Theo David Bui!

Cám ơn bạn đã ghé thăm huỳnh hữu Phước

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *