Nói chính xác và hiệu quả

Truyền tải lời nói chính xác và hiệu quả

Nói chính xác và hiệu quả – Đã có bao giờ bạn phải quyết tâm đứng dậy lên tiếng vì bản thân mình, yêu cầu những quyền lời chính đáng của bạn hay chưa? Với những người phụ nữ, việc thể hiện điều mong muốn thật sự của bản thân thường khó hơn nam giới. Trong xã hội Việt Nam, người phụ nữ vốn được xây dựng từ những đức tính nhẫn nhịn, bao dung. Và chính điều này đã để lại những hậu quả lâu dài, từ việc nghèo nàn các mối quan hệ xã hội đến việc sự nghiệp ít được xem trọng, đề bạt.

>> 10 câu nói quen thuộc của người Không thành công

>> 5 chiến lược để người khác lắng nghe bạn nói

HÃY CÙNG KIỂM TRA XEM BẠN CÓ VƯỚNG PHẢI NHỮNG THÓI QUEN KHÔNG TỐT SAU ĐÂY KHÔNG?
1. Quá cẩn trọng trong lời đề nghị

Mọi người thường giảm nhẹ tính cần thiết của câu hỏi bằng cách làm cho nó trở nên nhẹ nhàng hơn, thay vì nói rằng “tôi muốn”, “tôi cần” thì mọi người hay nói “ước gì”, “phải chi”,… Điều này sẽ làm cho câu nói của bạn dễ nghe hơn, nhưng đồng thời cũng làm cho người nghe cảm thấy mập mờ, không phân biệt được giữa lời đề nghị và lời lời gợi ý, cuối cùng người nghe có thể không tiếp nhận nó một cách nghiêm túc như ý muốn của bạn.

Thói quen giao tiếp của người đáng mến
Thói quen giao tiếp của người đáng mến

2. Hỏi thay vì nói rõ

Có bao giờ bạn hỏi người khác rằng “Thời tiết hôm nay thật đẹp, mọi người có thấy vậy không ạ?” và nhận một câu trả lời “Không” dứt khoát chưa? Đây là trường hợp rất thường xảy ra, những kiểu như vậy làm cho ý đồ của bạn không rõ ràng với người nghe. Họ có thể sẽ hiểu bạn đang hỏi và họ sẽ không chần chừ đưa râ những câu trả lời đối nghịch với những điều bạn mong muốn, vì thế hãy cẩn thận!

3. Miễn cưỡng chấp nhận một vấn đề

Một số người sẽ “bỏ cuộc” khi gặp một câu trả lời đối nghịch với ý muốn. Sự thật thì việc tự nhận thức của bạn về câu trả lời ấy có thể không chính xác. Đa số người nghe nói chung hoàn toàn thoải mái với một thỏa hiệp lành mạnh. Vì thế, bạn hãy vui vẻ nhắc lại mong muốn của mình và yêu cầu thỏa hiệp một cách nhẹ nhàng, tử tế.

4. Không biết cách điều khiển ngôn ngữ cơ thể

Nếu bạn có một nội dung tốt để trình bày nhưng những gì mà ánh mắt, nét mặt, nụ cười của bạn không hòa hợp với nội dung ấy thì cũng vô dụng. Theo thống kê, hơn 70% sự thành công của một cuộc giao tiếp nằm ở chính ngôn ngữ cơ thể. Người nghe sẽ quan sát bạn rất kỹ từ cách bạn đi đứng cho đến các cử chỉ vặn tay… Và những biểu hiện này có thể sẽ tố cáo những gì bạn thể hiện và những gì bạn muốn hoàn toàn không ăn khớp nhau.

VẬY LÀM SAO ĐỂ NÓI CHÍNH XÁC VÀ HIỆU QUẢ?

>>Ngôn ngữ cơ thể trong kinh doanh

>>5 chiến lược để người khác lắng nghe bạn nói

1. Tự tìm hiểu rõ xem mình muốn gì và nguyên nhân tại sao?

Việc xác định rõ mục tiêu, mong muốn của mình giúp bạn không bị lệch hướng trong quá trình giao tiếp và thúc đẩy cho việc tạo ra kết quả khả quan. Bên cạnh đó, bạn hãy cân nhắc và đánh giá nhu cầu của người khác để thỏa mãn cho cả hai bên.

2. Lường trước những câu trả lời có thể xảy ra

Hãy tìm hiểu trước đối tượng giao tiếp, khán giả của bạn là ai, sau đó hãy dự tính những câu trả lời có thể xảy ra và chuẩn bị kỹ lưỡng những hành động, lời nói mà bạn sẽ đáp lại. Chính điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn và luôn chủ động trong suốt quá trình giao tiếp.

3. Thư giãn

Thường thì mọi người sẽ đánh giá cao khả năng phủ định. Và chính điều này gây ra sự e dè khi ai đó nói ra những điều mình mong muốn. Thực ra, bạn có thể sẽ gặp phải điều tồi tệ nhất đó là bị từ chối và khi đó, bạn hãy thật bình tĩnh tìm một biện pháp khác, vậy thôi.

Giờ giải lao của sinh viên học tại Đào tạo seo HP
Giờ giải lao của sinh viên học tại Đào tạo seo HP

4. Nói lên yêu cầu
Khi bạn đã có mục đích rõ ràng, lường trước sự việc xảy ra và thư giãn, thì còn chần chờ gì nữa. Hãy tiếp cận “đối tượng” và nói ra chính xác mong muốn của bạn.

5. Đánh giá
Đây thường là việc bị mọi người bỏ sót. Sau khi đã trao đổi xong với “đối tượng”, dù kết quả như thế nào, thì bạn hãy dành chút thời gian để đánh giá lại sự việc và quan trọng nhất là rút kinh nghiệm cho bản thân. Bạn đã thành công ở điểm nào, chưa làm tốt ở điểm nào, liệu khi được làm lại thì bạn sẽ cải thiện nó bằng cách nào,… Đừng tự dằn vặt mình nếu kết quả diễn ra không theo ý muốn, thay vào đó hãy tìm những biện pháp khác để thực hiện mong muốn của chính mình.

Chúc các bạn thành công!

Cám ơn các bạn đã ghé thăm Blog: Huỳnh Hữu Phước

Rate this post

One thought on “Nói chính xác và hiệu quả

  1. Pingback: 9 Sai lầm bạn thường mắc phải khi Giao tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *