Sai lầm ngôn từ – lỗi giao tiếp ai cũng có nhưng ít người nhận ra
Khi phải đối diện với một lời cáo buộc, thường trong những trường hợp không có sự chuẩn bị trước, chúng ta hay có thói quen lặp đi lặp lại sự nghi ngờ trong câu hỏi. Nếu đối tác của bạn hỏi liệu bạn có “bực bội” với thông tin của họ không, vì sao bạn lại muốn cho họ hay “Tôi không hề thấy bực bội về tin tức của ông”? Ở đây, “không” bản thân nó là một sai lầm ngôn từ, được người nói sử dụng đương nhiên với mục đích phủ nhận phản ứng tiêu cực của mình trước câu hỏi của khách hàng nhưng tiếc thay, chỉ làm tăng sự tập trung vào “bực bội”. Thay vì thế, bạn hãy nói với khách hàng rằng bạn rất quan tâm tới thông tin mà họ đưa ra (tất nhiên là nếu bạn thực sự quan tâm).
Paul Burrell, cựu quản gia của Công nương Diana đã nói: “Câu chuyện của tôi không bao giờ dính dáng đến tiền bạc.” Liệu bạn có tin Paul khi anh ta tiếp tục đề cập tới hợp đồng trị giá 300 nghìn bảng Anh ký kết với tờ Daily Mirror sẽ giúp anh trang trải các khoản nợ của mình? Điều này khiến tôi cảm thấy có sự dính dáng tới tiền bạn, rõ ràng hơn. Có thể nói rằng, sai lầm ngôn từ chỉ càng làm người ta chú ý đến điều bạn muốn né tránh.
Một sai lầm ngôn từ là một yếu tố tiêu cực song lại rất khó loại bỏ. Chúng thường xuất hiện một cách tự phát, vì chúng vốn là một phần hành trang tâm lý chúng ta luôn mang theo mình. Nếu chúng ta lo ai đó nghĩ không hay về mình, chúng ta thường bị ám ảnh và nói ra trước khi họ kịp làm như vậy.
Có một số câu nói chứa đựng sai lầm ngôn từ đã quá quen thuộc với tất cả các bạn trong giao tiếp hàng ngày như:
- “Tôi không định lớn tiếng nhưng…”
- “Tôi không muốn nhiều chuyện nhưng…”
- “Tôi không có ý gây ấn tượng nhưng…”
- “Tôi không hề có ý xúc phạm nhưng…”
- “Tôi không có ý khiếm nhã nhưng…”
Loại bỏ đi lời phủ định lộ liễu và bạn sẽ có:
- “Tôi định lớn tiếng…”
- “Tôi muốn nhiều chuyện…”
- “Tôi có ý gây ấn tượng…”
- “Tôi có ý xúc phạm…”
- “Tôi có ý khiếm nhã …” và còn nhiều nữa.
Hãy để ý xem những từ phủ định – “không”, “không thể”, “không hề”, “đâu có” – đều rất lộ liễu. Chúng ta lấp tức nhìn xuyên qua chúng để nhận ra sự thật. Thay vì trả lời trực tiếp một lời buộc tội, tất cả đưa ra những lời phủ định tự phát.
Như vậy, để cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình, bạn cần trở thành người truy tìm những sai lầm ngôn từ và học cách loại bỏ chúng. Điều này áp dụng được cho cả những giao tiếp của chính bạn của như của người khác. Chịu khó áp dụng ít nhiều, bạn sẽ đi bước đầu tiên rất quan trọng hướng đến việc giao tiếp hiệu quả.
Ý tưởng ở được đặt ra ở đây là loại bỏ chúng ra khỏi những lời bạn nói, cho tới khi bạn hoàn toàn rũ bỏ được chúng. Toàn bộ quá trình này buộc người ta phải nghĩ và nói theo hướng tích cực hơn. Bạn thấy đấy, nói theo cách tiêu cực hầu như chẳng đem lại gì cho chúng ta. Chúng ta thường chững lại trước rắc rối và không thể tìm ra giải pháp.
>> 5 nguyên tắc vàng phát triển thuật đối nhân xử thế
Khi cấp trên của bạn cho rằng bạn là người “thiếu chí tiến thủ”, đừng vội phủ nhận bằng một sai lầm ngôn từ như “ tôi không phải là một người thiếu chí tiến thủ”, đơn giản là hãy mô tả điều đang xảy ra thay vì phủ nhận những gì mà bạn cho là người khác đang nghĩ về mình, hãy khẳng định. “Tôi là một nhân viên đầy nhiệt huyết, không ngừng nổ lực học hỏi, sáng tạo nhằm đem lại hiệu quả cao trong công việc để thăng tiến và thành công”.
Chúc các bạn thành công!
Cám ơn các bạn đã ghé thăm Blog: Huỳnh Hữu Phước