Hướng dẫn viết bài PR cho doanh nghiệp

Bạn biết không? Thương hiệu của doanh nghiệp bạn trong tâm trí khách hàng cũng như có thể thúc đẩy hoạt động mua hàng sau này, chúng ta cần có những bài viết mà nội dung kích thích người đọc và muốn viết bài PR cho doanh nghiệp một cách hiệu quả bạn cần chuẩn bị:

  • Mục tiêu PR
  • Công thức cho bài viết PR của bạn
  • Có thể tham khảo những bài PR thành công trước đó
  • Bắt đầu cho 1 bài viết PR thương hiệu hoàn chỉnh

Phần 1: Chuẩn bị cho bài viết PR

Bài viết PR không phải chiếm phần lớn thời gian khi viết mà chúng chiếm nhiều thời gian vào công đoạn bạn chuẩn bị những gì cho bài viết đó, trung bình chúng chiếm khoản 60% thời gian của bạn

Cũng giống như khi bạn chế biến một món ăn, ngoài những công thức làm nên món ăn bạn cũng cần một chút đam mê và nhiết huyết cùng với những nguyên liệu tốt nhất để món ăn trở nên hoàn chỉnh và tuyệt vời hơn

Và chúng cũng hoàn toàn đúng cho bài PR của bạn

pr1_1473928430

1 Xác định mục tiêu của bài PR cần viết

Trước khi bạn viết một bài viết PR bạn phải xác định được bạn viết bài viết đó nhằm mục đich gì thông thường các doanh nghiệp thường nhằm vào 3 mục đích chính sau:

  • Thúc đẩy bán hàng (push sales)
  • Tăng độ nhận diện thương hiệu
  • Xử lý những tình huống khủng hoảng doanh nghiệp đang gặp phải

Dĩ nhiên những tình huống khác nhau bạn đều phải viết những bài viết bằng những cách thức khác nhau

2 Chọn chủ đề cho bài PR của bạn

  • Viết về một đại diện hay nhân vật có ảnh hưởng trong công ty
  • Viết về một sự kiện lớn như buổi khai trương hay ra mắt…
  • Viết nhằm mục đích thuyết phục khách hàng cho sản phẩm X Y Z
  • Viết dằn mặt đối thủ

3 Nghiên cứu về chủ đề PR bạn dự định viết

pr2_1473928444

Bài viết Pr của bạn cần khác biệt và cần những thông tin đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và trước khi bạn viết bài PR đó bạn cần trả lời được những câu hỏi sau:

  • Những bài PR có liên quan đến chủ đề của bạn
  • Thông điệp mà những bài PR đó truyền đạt như thế nào?
  • Phản hồi của khách hàng và người đọc?
  • Ưu và khuyết điểm của những bài PR trước
  • ………..

4 Đối tượng truyền thông bạn muốn nhắm đến trong bài PR

Trước hết bạn phải xác định được người mua hàng và người tiêu dùng

Ví dụ điển hình nhé:

Sữa cho trẻ nhỏ

  • Người tiêu dùng: trẻ nhỏ
  • Người mua hàng: Các bà mẹ

Và dĩ nhiên nhiều trường hợp người tiêu dùng chính là người mua hàng, nhận diện được điều này bạn hoàn toàn có xác định đối tượng truyền thông là nhắm đến người mua hàng hay người tiêu dùng

Sau khi xác định đối tượng tiếp cận bạn nên xác định được thông tin của đối tượng như độ tuổi, giới tính, sở thích, thói quen, phong tục, thu nhập và những vấn đề có thể họ quan tâm để có hướng đi đúng cho bài PR của bạn

5 Chọn thông điệp truyền tải cốt lõi

pr3_1473928459

Cho dù bài viết PR của bạn hay hay dở như thế nào thì cuối cùng người đọc cũng phải nhận được một thông điệp mà bạn muốn truyền tải đến họ, nếu không, bạn đã hoàn toàn thất bại

6 Tác động mong muốn của bạn đến đối tượng bài viết

Mong muốn này do bạn tác động và bạn phải trả lời được câu hỏi khách hàng sẽ nhận thức thế nào khi đọc xong bài viết PR của bạn?

Ví dụ đơn giản:

Sau khi đọc xong bài viết này người đọc sẽ biết được những dòng xe Honda là tiết kiệm nhiên liệu nhất so với những dòng xe khác hiện nay

7 Phác thảo dàn ý sau khi đã có thông tin sơ bộ

Bước này vô cùng đơn giản chỉ cần bạn điền vào được những ô trống trong bảng dưới đây

pr4_1473928473

Phần 2: Viết bài PR (dành ra 30% thời gian nhé)

pr5_1473928485

Thật ra, nếu bạn tham khảo những bài PR trên mạng hay bất cứ đâu bạn hoàn toàn không đủ thời gian cho chúng vì vậy tôi mới nói ở phần trên là hãy chỉ tham khảo những bài viết tiêu biểu thôi

Tuy nhiên cho dù chúng được viết dưới 1000 bài biết khác nhau hay nhiều hơn đi nữa thì chúng chỉ được viết dựa trên 3 công thức sau, nếu như bạn cố tìm đến 50 công thức hay 100 hay nhiều hơn như thế thì chúng cũng chỉ là biến thể của 3 công thức này thôi

Vậy công việc viết bài PR đơn giản hơn rồi nè, chỉ cần nắm vững 3 công thức này và vận dụng tính linh hoạt sáng tạo của bản thân thì bạn đã tạo được một bài PR hiệu quả mang đậm bản sắc riêng và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp mình rồi

Note: Sự rập khuôn máy móc là điều tối kỵ và không được phép sử dụng khi viết bài PR

Và đây là 3 công thức bạn cần nắm vững

Công thức 1: Công thức PAS

pr6_1473928496

Problem: Bạn phải nêu được vấn đề mà người đọc muốn nghe

Agitate: Diễn giải chúng và nêu bật lên sự tồi tệ từ vấn đề đó về những bất tiện và khó khăn…

Solve: Cuối cùng là đưa ra giải pháp cho họ, lồng ghép những thông tin mà bạn mong muốn vào như lợi ích sản phẩm, thương hiệu của bạn, tầm nhìn và sứ mệnh của công ty

Công thức 2: Công thức 3S

pr7_1473928508

STAR (Ngôi sao): Bạn chọn một nhân vật chính cho câu chuyện của bạn, là trọng tâm của câu chuyện, đó có thể là sản phẩm, công ty của bạn…

STORY (Câu chuyện): Tiếp theo là câu chuyện của nhân vật chính đó sao cho thu hút người đọc nhất, có thể là sự thay đổi bất ngờ, sự nổ lực cố gắng vượt qua những khó khăn

SOLUTION (Giải pháp): Tiết lộ những giải pháp mà nhân vật của câu chuyện đó đã vượt qua khó khăn như thế nào

Công thức 3: Công thức Strings

pr8_1473928521

Thật ra công thức Strings vô cùng phổ biến là những công thức mà bạn gặp hàng ngày, đó là cách viết sao cho cung cấp những thông tin một cách tốt nhất đối với người đọc

Phần 3:  Những bài viết PR thành công và hot nhất

Tôi không dẫn chứng cụ thể, bởi đâu phải ai cũng xem những bài viết PR đó tác động sâu đậm đến tâm trí người đọc và khác họa thương hiệu rõ nét hay dẫn đến hành động mua hàng một cách mạnh mẽ

Chúng không thuộc về số đông

Bạn nên nhớ rằng, một bài viết PR thành công là tác động đến đối tượng cần nhắm đến một cách thành công, và từng bài viết sẽ khoanh vùng đối tượng riêng

Đừng quá lệ thuộc vào những bài viết thành công trước đó, bạn hoàn toàn không muốn mãi đi sau người khác đúng không? Hãy không ngừng sang tạo theo cách của bạn nhé

Phần 4: Hành động ngay thôi

pr9_1473928536

Bạn có thể tự tay viết những bài PR cho doanh nghiệp mình, và chú ý rằng PR là một hành động không kêu gọi bán hàng và cũng chẳng vì lợi ích của doanh nghiệp nhé, chúng hoàn toàn dành cho lợi ích công đồng mà bạn mang đến cho họ, nhưng chúng tác động gián tiếp đến thương hiệu doanh nghiệp và là một hệ quả lâu dài cho hành động mua hàng của khách hàng, và hãy phân biệt rõ đâu là bài Marketing và đâu là bài PR (quan hệ công chúng)

Nguồn: Vinalink

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *