Tình trạng Google Dance có thể xảy ra bất cứ lúc nào và gây khó khăn cho bất cứ SEOer từ mới vào nghề cho đến SEOer chuyên nghiệp. Vậy Google Dance là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào? Cách khắc phục ra sao?
Google Dance là gì?
Tình trạng Google Dance là việc từ khóa SEO của bạn bị “nhảy nhót trên Google”, tăng hoặc giảm thứ hạng. Có thể hôm qua từ khóa của bạn nằm trong TOP 1-2-3, nhưng hôm nay nó lại bất chợt văng ra khỏi TOP 100 không thấy dấu tích. Và ngược lại, có những trang web vốn không có mặt trong TOP 100, sau 1 ngày thì nhảy lên TOP 10 nhanh chóng. Chính vì vậy, khi gặp tình trạng Google Dance, sẽ có SEOer hả hê vô cùng, nhưng cũng có những SEOer hết sức điêu đứng!
Nói cách khác, Google Dance là thời gian để Google thiết lập một thuật toán mới hoặc cập nhật lại thuật toán cũ cho bộ máy tìm kiếm Google (ví dụ như Google Panda, Google Penguin, Top Heavy,…) trong khoảng thời gian ngắn, thường là 1 tuần, sau đó sẽ trở lại bình thường.
Tại sạo website lại nhảy hạng khi gặp tình trạng Google Dance?
Để xếp hạng từ khóa, Google có hơn 300 tiêu chí, mà hiện nay một từ khóa có đến hàng vạn website cạnh tranh với nhau. Với từng tiêu chí, Google sẽ xử lý từng trang web một, khi một website thỏa tiêu chí A thì sẽ được Google cộng điểm và nhảy lên hạng, đồng nghĩa sẽ có những trang web khác rớt hạng. Cứ lần lượt như vậy cho hơn 300 tiêu chí với một lượng website khổng lồ như thế. Vì vậy, việc website nhảy hạng khi gặp tình trạng Google Dance là khó tránh khỏi!
Nguyên nhân website của bạn gặp phải tình trạng Google Dance
Google Dance không từ chối bất kì một trang web nào và các trang web có đặc điểm sau đây thường bị ảnh hưởng bởi tình trạng Google Dance nhiều nhất:
• Website thực hiện SEO Onpage quá đà.
• SEO không đúng quy trình hoặc không phù hợp với các tiêu chí của Google.
• Website có từ khóa mới SEO hoặc website mới, chưa có vị trí TOP ổn định.
Website nào được bảo vệ trước tình trạng Google Dance?
Đó là các website được SEO Onpage tốt và có liên kết chất lượng.
- Thứ nhất, các website thường tập trung phát triển và tối ưu nội dung một cách tổng thể và các nội dung này đảm bảo việc có lợi cho người dùng thay vì dùng các thủ thuật SEO từ khóa một cách quá đà dẫn đến nội dung website kém hữu ích.
- Thứ hai, các liên kết nội bộ và liên kết ngoài được xây dựng có hệ thống chặt chẽ và có lợi cho bài viết của website đó.
Ngoài ra, các website không bị ảnh hưởng bởi tình trạng Google Dance thường có một hệ thống Backlink chất lượng cao và ổn định trong thời gian dài (.gov, .edu,…)
Phải làm gì khi website của bạn rớt TOP?
Tình trạng Google Dance hay bị nhầm lẫn với Google Sandbox. Do đó bạn phải xác định website của mình rớt TOP là do đâu để có giải pháp xử lý phù hợp.
Cách dễ nhất là bạn hãy quan sát đối thủ của mình và sự bất thường trên Search Engine. Nếu chỉ có website của bạn bị thay đổi thứ hạng, thì hãy kiểm tra lại website của mình có duplicate content hoặc duplicate link hay không. Vì dĩ nhiên bạn sẽ bị Google phạt cho hành động đó.
Nếu sự xáo trộn thứ hạng xảy ra một cách đồng loạt, website rớt TOP đột ngột, tức là bạn đang gặp phải tình trạng Google Dance.
Điều bạn cần làm là hãy SEO một cách toàn diện hơn, nhanh chóng kiểm tra nhật ký SEO, tập trung tối ưu nội dung và các liên kết có chất lượng.
Bạn cần phải kiểm tra Google Webmaster Tool, Google Analytics để xem Google có thông báo lỗi hay không, xem xét các chỉ số tỉ lệ bỏ trang, page view, thời gian người đọc dừng trên trang,…nếu thấp thì hãy cải thiện các chỉ số này tốt hơn.
Bên cạnh đó, nếu trang của bạn có mật độ từ khóa quá dày đặc cũng sẽ gây rớt hạng, hãy tối ưu mật độ từ khóa trong khoảng 7%.
Cuối cùng bạn hãy xem xét lại các liên kết nội bộ, liên kết ngoài, hệ thống Backlink đã tối ưu hay chưa, có lợi cho người dùng hay không và có chất lượng trong thời gian dài hay không.
Ngoài ra, hãy tăng độ uy tín của website bằng cách chia sẻ bài viết lên các mạng xã hội (nhất là G+) để thu hút visit, like, share.
Tạm kết
Nếu muốn website của bạn ngày càng uy tín và vững mạnh, hãy luôn đảm bảo chất lượng của web, rằng đây là một website thực sự cung cấp những thông tin hữu ích cho người dùng. Như vậy, bạn sẽ nhận được sự hậu thuẫn từ Google, tránh tình trạng Google Dance và giúp website giữ vững thứ hạng trên TOP.
Chúc các bạn thành công!
>> Đào tạo seo có hợp đồng cam kết đạt top Google.
Pingback: Cách Chèn code google adsense vào website
Pingback: Lỗi Duplicate content là gì? Cách khắc phục lỗi Duplicate content
Pingback: Những website kiểm tra thứ hạng từ khóa seo tốt nhất
Trang của mình cũng đang bị google dance. Buồn ghê.
Bạn spam vừa thôi nhé!