Startup : 99% copy – 1% sáng tạo

Thống kê của Topica Founder Institute về các mô hình khởi nghiệp cho thấy, 100% các startup đều học hỏi các mộ hình đã thành công ở nước ngoài và bản địa hóa nó cho phù hợp với hoàn cảnh mỗi nước.

9-dieu-toi-te-nhat-khi-lam

Dave McClure, người đã chắp cánh cho hơn 500 startup từng nói rằng : Nếu bạn bắt chước 99% và sáng tạo 1% thôi cũng đủ để đánh bật các sản phẩm khác trên thị trường. Vì thế chuyện bắt chước ý tưởng là điều hoàn toàn bình thường.

>Thất bại cay đắng trong cuộc đua với Facebook – Google từ bỏ Google+

> Startup : 99% copy – 1% sáng tạo.

Thức tế, Apple hay ngay cả Google, những gã khổng lồ trong giới công nghệ cũng không thể khẳng định họ không copy  từ các sản phẩm khác trên thị trường.

Quay trở lại quá khứ một chút. Chúng ta đều biết phiên bản Iphone đời đầu là nền tảng cho sự thành công của các thế hệ Iphone sau này của táo khuyết. Thế nhưng những công nghệ và thiết kế họ áp dụng vào Iphone không phải là hoàn toàn mới. Cái hay của Apple là biết cách bù lấp những khuyết điểm của các đối thủ và đem rất nhiều công nghệ đã có vào trong cùng một thiết bị.

Google Glass là một thiết bị  sáng tạo của gã tìm kiếm Google bởi vì heo góc độ thị trường, chưa có một sản phẩm nào có chức năng tương tự. Nhưng theo góc độ công nghệ, thì hoàn toàn không có gì mới. Google cũng như Apple, lấy những công nghệ khác nhau của những thiết bị khác nhau, cải tiến lại và đưa vào trong 1 sản phẩm. Tương lai của Google glass rất tiềm năng, nhưng tất nhiên để thành công thì còn phải có nhiều yếu tố khác.

Google không phải công cụ tìm kiếm đầu tiên, Apple không sản xuất ra máy MP3 đầu tiên, Facebook không phải mạng xã hội đầu tiên…Thế mà bây giờ chúng là 3 cái tên mạnh nhất trong làng công nghệ. Sản phẩm của họ được đón nhận, gây sốt trên toàn cầu bởi vì đơn giản là họ làm tốt hơn bản gốc.

Nếu nói về sao chép, hẳn là thế giới sẽ phải ngả mũ với Trung Quốc. Theo phân tích của Tech  in Asia, nền kinh doanh theo kiểu sao chép đã đi vào lỗi thời đối với các nước phát triển như châu Âu và Nhật Bản, tuy  nhiên ở Trung Quốc,mô hình này vẫn còn rất thịnh hành, nhất là đối với các công ty khởi nghiệp nước này. Chỉ cần tốt hơn cái cũ một chút, một sản phẩm hoàn toàn có thể thành công vang dội ở một đất nước có thị trường tiêu thụ gần như vô tận.

Đi sâu hơn một chút, Fanfou là dịch vụ blog đầu tiên ở Trung Quốc. Nó đánh bại tất cả các đối thủ lớn trong nước và quốc tế thâm nhập vào thị trường này. Sự phát triển bùng nổ của fanfou khiến cho ngay giới chức Trung Quốc cũng e ngại. Ví dụ như với các clip trái với quan điểm chính phủ lan truyền chóng mặt, Fanfou đã buộc phải đóng cửa.

Tuy nhiên khi kẻ tiên phong ngừng hoạt động thì cũng là lúc cơ hội mở ra cho những kẻ khác. Sina, Tencent đã tận dụng được thời cơ này và đưa ra các dịch vụ tốt hơn, vừa xoa dịu được chính phủ lại làm hài lòng những khách hàng khó tính, sự thành công của họ là điều dễ hiểu. Khi các quy định trở nên rõ ràng hơn, Fanfou được phép quay trở lại nhưng đã quá trễ bởi đối thủ cạnh tranh đã đi trước một bước, cho ra đời những dịch vụ ưu việt hơn.

Chúng ta cũng không thể không nhắc tới Xiaomi, hãng điện thoại Trung Quốc đang khiến cả thế giới phải dè chừng. CEO của Xiaomi được mọi người gọi là Steve Job của Trung Quốc, đang đưa công ty “hay sao chép ý tưởng” này tăng trưởng với tốc độ chóng mặt. Song song việc copy, Xiaomi cũng đã đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, tạo ra các công nghệ mới đáp ứng các nhu cầu thị trường. Chỉ 5 năm nó đã trở thành công ty tư nhân có giá trị lớn nhất thế giới.

Startup Việt Nam: 100% sao chép.

Phong trào khởi nghiệp ở đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, tuy nhiên thành công còn hạn chế.

Theo ông Trần Mạnh Công – GĐ Topica Founder Institute cho biết, ở Việt Nam hiện nay chỉ có khoảng 28 startup tương đối thành công, tức là thỏa mãn được một trong các tiêu chí có định giá từ 10 triệu USD, doanh thu 2 triệu USD hoặc có 100 nhân viên và được định giá tốt.

Thực tế ở Việt Nam, các Startup đã đi sao chép các mô hình thành công từ nước ngoài. Trong 28 startup, độ tuổi trung bình là 28.8. Trong số họ 78% từng làm thuê hoặc khởi nghiệp thất bại ở 2 công ty trước. 45% từng học hoặc làm việc ở nước ngoài. Tính trung bình, mất tới 5 – 7 năm cho một khởi nghiệp thành công và còn lâu hơn nữa nếu muốn công ty có giá hàng trăm triệu USD.

Bạn còn nhớ Haivl chứ?  đó là bản sao của gtag, hay Cở rôm+ đang ăn theo Chrome. Vật giá thì học theo thành công của Rakuten, Chợ điện tử học theo Ebay còn Vinagame theo Tencent. Trong quá trình đó có người thành công nhưng cũng có rất nhiều người thất bại.

Vậy sao để  thành công?

làm sao để khởi nghiệp thành công
thành công?

Cũng theo ông Trần Mạnh công, có 2 hướng  mà các doanh nghiệp Startup thường thành công: Một là trở thành số 1 ở Việt Nam, sau đó mở rộng sang các thị trường tương tự, hai là khởi đầu và thành công tại thị trường quốc tế rồi mới quay trở lại Việt Nam.

Đặc thù của Việt Nam là nền tảng công nghệ thông tin còn thấp, nhiều người thậm chí còn không biết đến máy tính là gì. Nếu đánh vào thị trường Việt Nam, buộc lòng họ sẽ phải áp dụng  thêm những phương thức truyền thống. Yếu tố Ofline là rào cản cho các startup nước ngoài nhưng lại là lợi thế cho chính những nhà khởi nghiệp trong nước.

Thức tế, các hãng công nghệ lớn hiếm khi mua lại các đối thủ cạnh tranh mà thường là thâu tóm càng nhiều các startup trên thị trường càng tốt. Facebook mua Instagram, pipe, Face.com… và đã gặt hái được rất nhiều thành công.

Không phải ai cũng may mắn như Flappy Bird, bởi vậy nếu chỉ trông chờ vào may mắn thì rất..không nên.

Tất nhiên khi huy động được vốn từ các nhà đầu tư, không thể đảm bảo chắc chắn startup đó sẽ thành công. Điều đó còn tùy thuộc vào khả năng và sự cố gắng của bạn. Ngoài ra bạn cũng phải luôn trau dồi kiến thức,  sẵn sàng học hỏi và làm việc gấp 5 gấp 10 lần bình thường, luôn phải ước mơ lớn nhưng phải chắt chiu từng kết quả nhỏ.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog: Huỳnh Hữu Phước

Rate this post

2 thoughts on “Startup : 99% copy – 1% sáng tạo

  1. Pingback: 9 điều tồi tệ nhất khi làm việc tại startup - Bạn có biết?

  2. Pingback: Rót vốn vào startup - Nhà đâu tư bị lừa?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *