Startup với những đồng nghiệp nhiệt huyết, trẻ trung luôn luôn là một trải nghiệm thú vị. Tuy nhiên môi trường này cũng có những khó khăn mà bạn cũng khó có thể lường hết.
Facebook, Google là những doanh nghiệp khởi nghiệp vô cùng thành công. Chỉ sáu vài năm ngắn ngủi, họ từ vị thế của một kẻ tí hon đã trở thành người khổng lồ trong giới công nghệ. Nếu may mắn và tài năng, biết đâu một ngày nào đó bạn cũng sẽ trở thành một nhà sáng lập startup thành công như vậy? Vẫn biết ước mơ vẫn chỉ là ước mơ, nhưng nếu không dám thử sức thì làm sao có ngày hái quả?
>Thất bại cay đắng trong cuộc đua với Facebook – Google từ bỏ Google+
> Startup : 99% copy – 1% sáng tạo.
Tuy nhiên, ở đây chúng tôi xin liệt kê mảng tối của startup, nơi mà các nhà khởi nghiệp luôn phải đối mặt trong quá trình làm việc của mình:
1.Không kiếm được nhiều tiền
Đến với startup, khi mọi thứ phát triển thuận lợi, đó là lúc bạn có thể tận hưởng thành quả của mình. Thế nhưng khởi đầu bao giờ cũng khó khăn, thậm chí có thể bạn phải làm không công trong một thời gian dài để giúp doanh nghiệp có thể tồn tại trong thời kì khủng hoảng. 40 giờ làm việc 1 tuần ? Điều đó chỉ đúng cho kẻ lười biếng.
2. Xử lý được bất ổn?
Một kế hoạch dù đã được bàn bạc từ trước, nhưng do chưa có kinh nghiệm xương máu nên có khi bị thay đổi xoành xoạch. Nhiêm vụ của bạn nhận ngày hôm nay khác hoàn toàn với định hướng của ngày hôm qua. Bạn không biết được cái nào là đúng và liệu rằng sáng mai bạn có phải làm lại theo hướng mới không? Rất nhiều người mệt mỏi vì không thể vượt qua được thời gian này.
3. Công việc bề bộn
Không nhiều startup có đủ người khi mới bắt đầu khởi nghiệp. Thường là vài người cùng chung ý tưởng rồi bắt đầu quá trình thành lập doanh nghiệp và tìm con đường đi. Sự đa năng là bắt buộc đối với tất cả mọi người. Khi mới bắt đầu, mọi thứ không được chuyên môn hóa, thậm chí bạn làm việc giống như một …tạp vụ. Bề bộn, lộn xộn là những thứ bạn phải đối mặt.
4. Vấn đề thời gian
Startup thường học hỏi những sai lầm của các doanh nghiệp khác để tìm con đường đi cho chính mình. Tuy nhiên vì mọi thứ còn quá mới, bạn không có nhiều thời gian để đào sâu nghiên cứu và thực hành ý tưởng của riêng bạn. Mọi thứ phụ thuộc vào người sáng lập và vào sự phát triển của công ty.
5. Sếp lạm quyền
Công việc hỗn độn, không hiệu quả do chưa có nhiều kinh nghiệm. Mọi thứ dường như được xử lí theo cảm tính. Tệ hại hơn là bạn phải làm việc dưới sự điều hành và quản lí của một nhà sáng lập lạm quyền, luôn coi ý mình là trên hết. Không có cách nào giúp bạn giành được ưu thế trong các cuộc tranh luận dù bạn có đúng đi chăng nữa.
6. Nỗi sợ thất bại?
Thất bại là một sự ám ảnh kinh khủng đối với hầu hết mọi người. Tất thảy chúng ta đều tin tưởng vào thành công vào ngày mai, nhưng đâu đó vẫn lởn vởn những điều không hay cho lắm mà đôi khi nó có thể làm cho bất cứ ai cảm thấy run sợ. Hôm nay bạn có thể thành công hơn hôm qua, nhưng cũng không có gì bảo đảm cho một tương lai ngày mai sáng sủa.
7. Sai lầm
99% các công ty khởi nghiệp đều phạm sai lầm, điều này cũng đúng cho từng cá nhân trong các công ty đó. Sản phẩm khó đáp ứng đúng nhu cầu thị trường và thỏa mãn khách hàng, bởi vì thực tế luôn khác hơn rất nhiều so với trên giấy tờ. Số người sẵn sàng móc hầu bao lại càng ít hơn nữa.
8. Mò mẫm
Không có người đi trước dẫn đường, bạn luôn phải mò mẫm trong bóng tối. Một ý tưởng tốt cũng khó có thể trở thành hiện thực nếu bạn không có người từng trải sẵn sàng giúp bạn tránh sai lầm. “Giấy má. Sổ sách tài chính, pháp lý, nhân sự…những thứ có thể làm bạn điên đầu, bởi vì trước khi khởi nghiệp, bạn cũng không thể hình dung nó là như thế nào!
9. Chênh vênh
Startup giống như chuyến tàu lượn siêu tốc không có đường ray ổn định. Bạn có thể lao vun vút tới tương lại nhưng lại không biết cái chỗ tương lai ấy có gì. Bạn cũng có thể bị sốc do tàu đi quá nhanh hay cảm thấy chán nản khi tàu dường như đứng yên một chỗ.
Startup là thay đổi, là đột phá, là sự phá vỡ những quy cách cũ. Nhưng nếu không bản lĩnh, bạn rất dễ bỏ cuộc.
Theo DavidBui!
Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog: Huỳnh Hữu Phước