9 Sai lầm bạn thường mắc phải khi Giao tiếp

9 Sai lầm bạn thường mắc phải khi Giao tiếp – Giao tiếp là một nghệ thuật nhưng cũng là một kỹ năng mà mọi người có thể học tập và làm ngày càng tốt hơn. Việc cải thiện kỹ năng giao tiếp và nhất là khắc phục những sai lầm mà bạn thường mắc phải khi giao tiếp, những thứ đã ăn sâu trong bạn, vốn không dễ và cần một khoảng thời gian để thay đổi thói quen, nhưng việc này là hoàn toàn có thể.

>> Nói chính xác và hiệu quả

>> 10 bí mật của những nhà diễn thuyết thành công

Sai lầm trong quá trình giao tiếp
Sai lầm trong quá trình giao tiếp

Sau đây là 9 sai lầm mà mọi người thường mắc phải khi giao tiếp và những cách khắc phục:

 1. Không biết cách lắng nghe

Không biết cách lắng nghe – đây là sai lầm nghiêm trọng nhất trong giao tiếp.

Ernest Hemingway đã từng nói:
“Tôi thích lắng nghe. Tôi đã học được rất nhiều từ việc lắng nghe một cách cẩn thận. Hầu hết mọi người không bao giờ lắng nghe.”

Bạn hãy đừng giống như hầu hết mọi người mà Ernest Hemingway nhắc đến. Hãy học cách lắng nghe những gì người khác nói với một thái độ chân thành, đừng chỉ háo hức để được lên tiếng và lưu ý hãy luôn kiềm chế cái tôi của mình.

Khi bạn lắng nghe đúng cách, bạn sẽ nhận được vô số những thông tin hữu ích từ cuộc trò chuyện. Tránh việc dùng những câu hỏi Có/Không, vì những câu hỏi này mang tính tương tác không cao và bạn sẽ không nhận được nhiều giá trị từ người nói.

2. Đặt câu hỏi quá nhiều
Đừng biến cuộc trò chuyện của bạn trở thành một cuộc thẩm vấn hình sự và người nói trở thành phạm nhân tra hỏi của bạn. Khi bạn đặt câu hỏi liên tục và không đóng góp ý kiến gì cả thì có thể gây ra hệ quả cuộc trò chuyện sẽ sớm dừng lại, không tạo nên một dư âm tốt để hình thành những cuộc trò chuyện sau này.
Hãy trò chuyện và tương tác một cách nhịp nhàng, câu chuyện sẽ dần trôi chảy và tạo sự hứng thú cho mọi người.

3. Giới hạn chính mình
Việc bạn cạn kiệt ý tưởng khi giao tiếp, “không biết nói cái gì”, rơi vào tình thế khó xử rất thường xuyên xảy ra, nhất là đối với một người nào đó bạn mới gặp mặt. Leil Lowndes từng nói: “Đừng bao giờ rời khỏi nhà mà không đọc báo”. Lấp vào những khoảng lặng bằng việc bàn luận về các tin tức thời sự, sự kiện nổi bật,… cũng là một cách chữa cháy hữu hiệu.

Ngoài ra, bạn có thể giả định một mối quan hệ với người bạn mới quen. Cách này nghe có vẻ điên rồ nhưng thật sự nó sẽ giúp bạn giải tỏa sự lo lắng, căng thẳng, ngại ngùng khi đối mặt với ai đó trong những lần đầu tiên. Tức nghĩa, bạn có thể tưởng tượng ra cảm xúc của mình cũng giống như đang tiếp xúc với người bạn thân. Và như thế bạn sẽ chào hỏi và bắt đầu cuộc trò chuyện với một thái độ thân thiện và thoải mái hơn rất nhiều, trạng thái cảm xúc tích cực sẽ dần lấn át sự bối rối của bạn. Nhưng đương nhiên bạn cũng đừng quá lạm dụng cách này!

4. Kỹ năng truyền đạt kém
Thành bại của một cuộc nói chuyện không nằm ở nội dung lời nói mà là ở cách bạn nói, thể hiện nó như thế nào. Khi chú ý hơn về ngôn ngữ cơ thể, bạn sẽ tạo sự một sự thay đổi lớn, đem lại hiệu quả cho cuộc giao tiếp. Có một số điều bạn cần lưu ý như sau:

– Giọng nói rõ ràng, khôn nói quá nhanh. Khi bạn bàn về một chủ đều nào đó bạn cảm thấy hào hứng, có khả năng bạn sẽ nói nhanh hơn và có thể khó nghe hơn. Hãy cố gắng nói chậm lại và thật rõ ràng. Điều này sẽ làm cho người nghe dễ dàng lắng nghe và thấu hiểu thông điệp của bạn, như vậy cũng không uổng công bạn truyền tải những điều hữu ích cho người nghe.
– Nói to hơn. Đừng ngại nói to hơn khi cần thiết để gia tăng sự chú ý của mọi người.
– Nói rõ ràng. Không nói lí nhí.
– Nói chuyện gắn với cảm xúc: Không ai có thể kiên nhẫn lắng nghe một người nói chuyện đều đều không cảm xúc cả!

Sử dụng các khoảng dừng. Các khoảng dừng ngắn giữa câu chuyện sẽ tạo nên chút căng thẳng, kích thích người nghe dự đoán và tập trung chú ý những điều bạn sẽ nói tiếp theo.

5. Không tôn trọng “phút tỏa sáng” của người khác
Mọi người khi tham gia trò chuyện đều mong muốn mình có được những “phút giây tỏa sáng”. Chính vì thế, bạn không nên gián đoạn ai đó khi họ đang chia sẻ quan điểm của họ. Hãy kiềm chế cái tôi và tạo sự cân bằng giữa người nghe và người nói.

6. Luôn chứng tỏ mình đúng
Không nên cố tranh cãi và khẳng định mình là người đúng trong tất cả các chủ đề. Một cuộc trò chuyện không nhất thiết là để tìm ra kẻ chiến thắng, đôi khi nó đơn thuần chỉ là một “cuộc trò chuyện”, tâm sự, chia sẻ giữa mọi người. Sẽ không ai cảm thấy có thiện cảm với những “kẻ thắng cuộc” một cách ngoan cố. Thay vào đó, bạn hãy hòa mình vào cuộc trò chuyện và duy trì những cảm xúc tốt đẹp với nhau.

Luôn cho mình đúng
Luôn cho mình đúng

7. Nói về một chủ đề lạ lẫm hay tiêu cực
Nếu bạn đang ở trong một nơi mà bạn chỉ vừa kết bạn, làm quen với một số người thì bạn nên tránh khởi đầu câu chuyện bằng những chủ đề về tôn giáo, chính trị, những điều tiêu cực. Ví dụ như ông sếp của bạn khắt khe như thế nào, các vụ bắt cóc nữ sinh hàng loạt, hoặc bất cứ việc gì có thể làm mất năng lượng của người nghe. Những chủ đề như thế chỉ thích hợp để bạn bàn luận với những người mà bạn đã thân thiết mà thôi.

8. Nhàm chán
Đừng nên khoe khoang về bộ đầm mới của bạn trong suốt cuộc trò chuyện mà không để ý gì đến mọi người xug quanh. Hãy quan sát thái độ của người khác để biết mình nên dừng lại đúng lúc trước khi làm cho mọi người trở nên chán nản và không muốn tiếp tục cuộc bàn luận với bạn.

Hoặc có một cách tốt nhất để bạn có thể vừa nói về bản thân vừa tạo sự hứng thú cho người khác, đó là hãy kể về những điều thú vị, hài hước trong chuyến du lịch vừa rồi, hoặc nói về kế hoạch giao thừa để mọi người cùng nhau tham gia bàn luận. Có một điều chắc chắn rằng, không một ai muốn mình im lặng từ đầu tới cuối cuộc trò chuyện cả!

“Bạn có thể quen được nhiều bạn bè trong hai tháng bằng cách thực sự quan tâm đến người khác hơn là trong hai năm cố gắng để người khác quan tâm đến bạn. Nói cách khác, cách để kết bạn là hãy trở thành một người bạn. – Dale Carnegie”

9. Không chịu trao đổi với người khác
Bản chất của giao tiếp là một cuộc trao đổi. Nếu người khác đang chia sẻ kinh nghiệm với bạn, thì bạn hãy cởi mở nói lên những suy nghĩ hoặc chia sẻ lại kinh nghiệm của mình. Đừng chỉ gật đầu cho qua, người khác sẽ không còn muốn chia sẻ với bạn, họ muốn bạn tương tác và đóng góp ý kiến cùng họ.

Chúc các bạn thành công!

Cám ơn các bạn đã ghé thăm Blog: Huỳnh Hữu Phước

Rate this post

6 thoughts on “9 Sai lầm bạn thường mắc phải khi Giao tiếp

  1. Pingback: Những thói quen giao tiếp của người đáng mến

  2. Pingback: Sức mạnh của luật hấp dẫn trong lời nói

  3. Pingback: Sản xuất thịt từ ...thực vật : Bill gates cũng mê

  4. Pingback: 3 Cạm bẫy khởi nghiệp

  5. Pingback: Người phụ nữ số 1 Hàn Quốc là con gái ông chủ Samsung

  6. Pingback: Cốc cộc nhận khoản đầu tư khủng hơn 300 tỉ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *