5 chiến lược để người khác lắng nghe bạn nói

5 chiến lược để người khác lắng nghe bạn nói

5 Chiến lược để người khác lắng nghe bạn nói – Có bao giờ bạn đứng trên sân khấu và cảm thấy mình đang độc thoại một mình không? Hoặc, bạn nói chuyện mà không ai muốn lắng nghe bạn – họ coi bạn và những thông điệp của bạn như thứ vô hình?

>> Các bí quyết của những người bán hàng thành công

>> Ngôn ngữ cơ thể trong kinh doanh

Nếu bạn nghĩ đơn giản rằng: Chỉ cần thể hiện suy nghĩ và thông điệp của bạn một cách nhanh chóng, rõ ràng thì mọi người sẽ hiểu bạn!

Điều đó không chính xác. Việc bạn chỉ dùng những con số và sự kiện để biểu đạt thông điệp với người khác là chưa đủ, họ sẽ chưa chú tâm lắng nghe bạn cho đến khi bạn chạm vào họ ở cấp độ cảm xúc.

5 chiến lược để người khác lắng nghe bạn nói
5 chiến lược để người khác lắng nghe bạn nói

Con người giao tiếp để kết nối với nhau. Và con người kết nối với nhau bằng cảm xúc chứ không đơn thuần chỉ là suy nghĩ. Tại sao? Bởi vì các cấu trúc trong não của chúng ta cho phép tất cả mọi người được trải nghiệm hoàn cảnh của người khác như thể là của chính họ. Những cấu trúc này được gọi là tế bào thần kinh “phản chiếu”, còn gọi là tế bào thần kinh thông cảm.

Trong thực tế, nhiều nhà lãnh đạo không vận dụng cảm xúc trong giao tiếp một cách tốt nhất. Họ cho rằng các số liệu và sự kiện mới quan trọng, và họ dùng những thông điệp “vô tri vô giác” ấy để giao tiếp với mọi người, nghĩ rằng mọi người sẽ hiểu và đồng ý với họ. Khi sự kết nối giữa các nhà lãnh đạo và nhân viên chưa được thiết lập như ý muốn, họ có xu hướng gia tăng những số liệu và sự kiện thay vì cố gắng tiếp cận theo một cách mới hơn – vận dụng cảm xúc – chìa khóa để làm rung động trái tim và khối óc người khác.

Dưới đây là 5 Chiến lược để người khác lắng nghe bạn nói một cách chủ động và hiệu quả:

1. Im lặng – trong một vài khoảnh khắc

Hãy tạo cho bạn và đối phương một vài khoảnh khắc để kết nối cảm xúc với nhau bằng cách im lặng. Bạn cần lưu ý rằng, ấn tượng đầu tiên của họ là hình ảnh chứ không phải lời nói của bạn. Bạn có thể để cơ thể bạn nói chuyện trước khi bạn giao tiếp bằng lời. Không nên bồn chồn, nhìn xuống, hãy đứng vững và thể hiện sự tự tin trong cả bước đi và dáng đứng. Như vậy bạn sẽ nắm toàn quyền điều khiển cuộc giao tiếp, cho dù là đang đứng trước một nhân viên, một nhà đầu tư lớn hoặc một khách hàng tiềm năng.

2. Mời khán giả tham gia cùng bạn

>>Các bí quyết của những người bán hàng hiệu quả

>>Chốt sale thành công chỉ 10 bước

Hãy luôn thu hút mọi ánh nhìn từ khán giả của bạn, ngay cả trước khi bạn nói bất cứ điều gì. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn khoác trên người một sự tự tin, một nụ cười giản dị, gần gũi. Bạn có thể mời mọi người nhìn lên và chú ý  bằng một lời chào nồng nhiệt hoặc mời khán giả tham gia với bạn ở cấp độ tình cảm bằng một vài câu hỏi đơn giản như “Sáng nay mọi người đã ăn sáng chưa ạ?”

3. Thu hút sự chú ý của khán giả để khiến bài nói của bạn đáng nhớ

Mọi người thường nhớ đến những nội dung đầu tiên của một bài nói, do đó hãy tạo sự chú ý cho họ bằng những điều nổi bật, những tin tức giật gân hoặc những câu nói hài hước phi lý,… Một khi bạn đã có được sự chú ý của khán giả, hãy nhảy ngay và nội dung chính mà bạn cần phải nói. Chính sự khởi đầu mạnh mẽ ấn tượng này sẽ tạo một sự liên kết, gắn bó với khán giả.

4. Sử dụng các tín hiệu bằng lời

Hãy luôn gợi ý cho khán giả khi bạn muốn chuyển qua một phần khác nhằm tăng sự chú ý của họ vào những gì bạn sắp thể hiện. Ví dụ, bạn có thể đánh số bằng lời các điểm chính của bạn hoặc sử dụng các tín hiệu khác như nói “Đầu tiên, tôi xin được nói về” hoặc “Vấn đề tiếp theo của tôi là …”

Sử dụng các tín hiệu bằng lời
Sử dụng các tín hiệu bằng lời

5. Tóm tắt những vấn đề quan trọng

Việc tóm tắt này nhằm nhấn mạnh và gợi nhắc một lần nữa cho khán giả về những vấn đề quan trọng mà bạn đã đề cập. Hãy tổng hợp tất cả một cách ngắn gọn và rõ ràng ở cuối phần trình bày. Bạn cũng nhớ đưa ra các tín hiệu gợi ý như “Tóm lại,…” trước khi điểm lại tất cả mọi thứ quan trọng nhất trong bài nói của bạn.

“Tóm lại”, bạn phải tạo được sự liên kết giữa thông điệp của bạn với cảm xúc của khán giả, phải để cho họ có khả năng cảm nhận và trải nghiệm những thông điệp của bạn. Nếu không, tất cả chỉ là việc bạn độc thoại riêng mình!

Bạn suy nghĩ như thế nào về chủ đề này? Hãy cho tôi biết ý kiến, cũng như lời khuyên tốt nhất của bạn để thu hút khán giả bằng cách bình luận bên dưới!

Cám ơn bạn đã ghé thăm blog: Huỳnh Hữu Phước

Rate this post

4 thoughts on “5 chiến lược để người khác lắng nghe bạn nói

  1. Pingback: 10 câu nói quen thuộc của người KHÔNG THÀNH CÔNG

  2. Pingback: Nói chính xác và hiệu quả

  3. Pingback: Ngôn ngữ cơ thể trong kinh doanh

  4. Pingback: 10 bí mật của những nhà diễn thuyết thành công

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *